Bộ môn Dinh dưỡng động vật

Địa chỉ: Trung tâm Thực Nghiệm – Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh – Khu phố 5, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức , TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3896 3353

Giới thiệu

Mặc dù có tên gọi ngắn gọn là Bộ môn Dinh Dưỡng động vật, song do sự phát triển mạnh mẽ của công việc và nhu cầu đào tạo của nhà trường nên trong thời gian qua, các thành viên của bộ môn đã thực hiện việc giảng dạy cho các môn học như sau:

  • Đào tạo ngắn hạn (chuyên đề): Dinh dưỡng động vật căn bản; Tổ hợp khẩu phần; Phân tích nguyên liệu thức ăn.
  • Cấp độ đại học: Dinh Dưỡng động vật; Độc chất học thực phẩm; Sản xuất thức ăn; Quản lý chất lượng thức ăn; Nông học đại cương; Đồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi; Hệ thống canh tác; Khuyến nông
  • Cấp độ sau đại học: Dinh dưỡng động vật nâng cao; Tiêu chuẩn dinh dưỡng vật nuôi; Tổ hợp khẩu phần; Độc chất học thực phẩm.

Tổ chức nhân sự

Hướng nghiên cứu

Mặc dù nhiều môn học do Bộ môn phụ trách là môn học mức độ cơ sở nhưng từ lâu, Bộ môn đã có định hướng thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tế cao, có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy đào tạo để vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa bổ sung cho đào tạo và cũng vận dụng được thế mạnh của đào tạo vào nghiên cứu. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, với sự lãnh đạo của PGS. TS. Dương Thanh Liêm, Bộ môn đã có những công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, vừa bổ sung thêm những dữ liệu khoa học nhưng cũng vừa đóng góp cho thực tế chăn nuôi vốn rất thiếu thốn trong quãng thời gian này và đồng thời là nền tảng cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho giảng viên, nhân viên không chỉ ở Bộ môn Dinh Dưỡng mà còn hầu khắp Khoa CNTY, và là đòn bẩy thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học với định hướng ứng dụng lan tỏa khắp Khoa, có thể kể đến đó là công trình:

  • Sản xuất bột cỏ sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
  • Sản xuất premix khoáng dùng trong thức ăn chăn nuôi.

Tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học, trong hơn 20 năm qua, Bộ môn đã và đang tiếp tục thực hiện các công trình mang tính chuyên sâu như:

  • Phân tích định lượng các thành phần cơ bản, acid amin trong thức ăn chăn nuôi với thiết bị phân tích nhanh (NIRS) để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
  • Xác định tác hại của độc tố nấm mốc trên các loài và nghiên cứu giải pháp giảm tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi.
  • Xác định hoạt lực enzyme (phytase, NSP) và hiệu quả sử dụng các enzyme này trong thức ăn chăn nuôi.
  • Đánh giá, khảo nghiệm hiệu quả nhiều loại chất bổ sung (feed additives) như các chiết xuất thảo dược, probiotic, enzyme, chất hấp phụ độc tố… và các loại thức ăn hỗn hợp cho các đối tượng vật nuôi khác nhau.
  • Khảo sát và thí nghiệm về dinh dưỡng trên thú nhai lại.
  • Xác định nhu cầu acid amin trên vịt